Nguyên lý tạo ảnh 3 chiều của kính soi nổi:
• Một vật thể trong không gian được nhìn bằng hai mắt thông qua
2 đường truyền sáng độc lập với hai góc nhìn khác nhau.
• Do đó, hình ảnh của vật thể trên võng mạc của cả hai mắt là khác nhau
• Hai nhận thức trực quan của mắt trái và mắt phải được não kết hợp
thành một bức tranh duy nhất tạo nên ảnh 3D của vật.
Các bộ phận chính của kính hiển vi soi nổi
• Thị kính (eyepieces) kính hiển vi quang học Axiolab 5: nơi nhìn vào để quan sát mẫu vật, thường có độ phóng đại 10x. Có thể nâng cấp lên độ phóng đại cao hơn như 16x, 25x.
• Núm zoom (zoom knob): nơi điều chỉnh độ phóng đại của vật
• Vật kính (objective lense): bộ phận đầu tiên có chức năng phóng đại ảnh của vật
• Núm điều chỉnh tiêu cự (focus knob): điều chỉnh tiêu cự để có được ảnh sắc nét. Kính hiển vi soi nổi thường chỉ có 1 núm điều chỉnh tiêu cự chung, một số loại cao cấp hơn có thể có núm điều chỉnh thô và tinh riêng biệt.
• Nguồn sáng: kính hiển vi soi nổi thường sử dụng nguồn sáng phản xạ (reflected light) và một số sử dụng nguồn sáng truyền qua (transmitted light) hoặc kết hợp cả hai.